KỸ THUẬT CHĂM BÓN CHANH
KỸ THUẬT CHĂM BÓN CHANH
KỸ THUẬT CHĂM BÓN CHANH
- Giống:
Các giống được trồng phổ biến hiện nay gồm có: chanh giấy, chanh núm, chanh thơm Indo, Chanh Limca (không hạt). Nguồn giống có thể trồng bằng cành chiết hoặc cây con ươm từ hạt giống, nhưng hiện nay bà con vẫn trồng bằng cành chiết là chủ yếu vì nhanh cho thu họach, hệ số nhân giống cao, cây con giữ được những đặc tính tốt của cây mẹ.
Cần tuyển chọn cây giống từ những cây mẹ tốt (năng suất cao, chất lượng tốt, không bị sâu bệnh,…).Chọn chiết các cành bánh tẻ.
Hình ảnh: minh họa
- Chuẩn bị đất:
Chanh có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng tốt nhất là đất tơi xốp, thông thoáng, thoát nước tốt và nhiều mùn. Đất có tầng canh tác dày ít nhất là 60 cm và độ pH nước từ 5,5-7,0. Đất có hàm lượng hữu cơ cao >3%, không bị nhiễm mặn, mực nứơc ngầm thấp dưới 0,8m.
Hố đựơc đào trước khi trồng khoảng 1-2 tháng, ở vùng đất thấp nên đào hố sâu 30-40 cm, khu đất cao nên đào hố sâu 50-80 cm, đường kính hố khoảng 80-100 cm.
Khoảng cách trồng: cách nhau khoảng 4m x 4m (625 cây/ha) hoặc 5m x 5m (400 cây/ha).
- Phân bón và cách bón phân:
- Cách bón phân:
- Bón lót trước khi trồng: Bón phân vào hố như sau: Hữu cơ cao cấp Rainbow 2-3kg/hố, có thể bón thêm 0,5 kg vôi/hố. Tất cả hỗn hợp này trộn đều với lớp đất canh tác (70 – 80%) và cho vào hố trước khi trồng 1 – 2 tháng.
- Bón thúc:
+ Từ năm thứ 1 đến năm thứ 2: sử dụng 0,3-0,5 kg NPK Ngựa Vàng 20-20-15+TE/cây/đợt, giúp cây cứng, phát triển mạnh, tăng cường sức đề kháng sâu bệnh. Kèm theo bón 1-2 kg Rainbow/gốc/năm (chia ra bón 1-2 lần/năm).
+ Năm thứ 3 trở đi: (giai đoạn cho thu hoạch)
- Trước khi ra hoa: phân bón chuyên dùng cho cây ăn trái 15-15-15, lượng bón 0,3-0,5 kg/ cây.
- Thời kỳ nuôi trái: bón NPK 15-15-15, lượng bón: 0,5 – 1,0kg/cây/đợt.
- Sau khi thu hoạch: NPK 20-20-15+TE, lượng bón: 0,5 – 1,0kg/cây.
Cần kết hợp với làm cỏ xung quanh gốc, ủ rơm rạ, vun đất vào gốc cao khoảng 7-10 cm, bón từ 4-5 lần/năm.
Hình ảnh: minh họa
- Phòng trừ sâu bệnh:
- Bệnh ghẻ: Do nấm Elsinoe fawcettii gây ra.
Thường xuyên vệ sinh vườn cây, cắt tỉa và thu gom các bộ phận bị bệnh đem tiêu hủy. Phun ngừa khi cây ra đọt non hoặc khi hoa rụng cánh 2/3 bằng thuốc gốc đồng như Copper Zinc 85 WP, Coc 85 WP với liều lượng 20-30g/8 lít. Phun thuốc Benlate 50 WP, Derosal 60 WP, Polyram 80 DF, Kumulus 80 WP, Top plus 70 WP với nồng độ 0,2 – 0,5 %, phun 7-10 ngày/lần.
Hình ảnh: minh họa
- Bệnh thán thư: Do nấm Colletotrichum gloeosporioides gây ra. Nấm làm hại lá, hoa và quả, làm rụng quả non. Cần cắt tỉa và tiêu hủy các lá, cành, trái bị bệnh, vệ sinh vườn, tỉa tán thoáng, tránh để vườn ẩm thấp. Không nên tưới nước lên tán cây khi cây bị bệnh. Phun thuốc khi thấy bệnh xuất hiện bằng các loại thuốc sau: Mancozeb 80 WP, Copper B 75 WP, Benomyl 50 WP, Antracol 70 WP, Bavistin 50 FL, Daconil 75 WP, Ridomil MZ 72 WP… liều lượng 15-30 g(cc)/8 lít, phun 7-10 ngày/lần, nên thay đổi thuốc sau vài lần phun để tránh sự quen thuốc của mầm bệnh.
Hình ảnh: minh họa
- Bệnh thối gốc chảy nhựa: Do nấm Phytophthora gây ra. Không nên tủ cỏ sát gốc vào mùa mưa. Dùng Copper Zinc 85 WP, Mancozeb 80 WP, Dithane M45 80 WP, Champion 77 WP pha đặc phết vào vết bệnh 7 ngày/lần. Hoặc để ngừa bệnh phết 2 lần/năm vào đầu và cuối mùa mưa. Phun thuốc khi bệnh gây hại cho cây Curzate M8 80 WP, Manzate 80 WP, Ridomil 72 WP, Metalaxyl 25 WP, Aliette 80 WP với liều lượng 20-30g/8 lít, phun 7-10 ngày/lần.
- Nhóm rệp sáp (rệp sáp, rệp bông, rệp dính): nên sử dụng phối hợp thuốc hóa học (loại thuốc hóa học gốc lân hữu cơ tỏ ra có hiệu quả đối với rệp sáp khi không sử dụng liên tục một loại nhất định) với dầu khoáng (dầu khoáng DC-Tronc Plus, SK 99- Enpray; có thể sử dụng ở liều lượng 0,5%) kết hợp diệt trừ kiến lửa.
- Thu hái:
Khoảng 04 tháng sau khi hoa nở thì có thể thu hoạch được, thu khi quả căng, bóng. Thu hái cần nhẹ nhàng, tránh rụng lá, gãy cành, nên thu hoạch vào lúc trời mát, không nên thu quả sau cơn mưa hoặc có sương mù nhiều quá dễ bị ẩm thối khi tồn trữ.
Hình ảnh: minh họa
HQV