Trụ sở chính: 35 đường số 3, Phường Tân Hưng, Quận 7, TP.Hồ Chí Minh

PHÂN BÓN CHO CÂY KHOAI MÌ (SẮN)

PHÂN BÓN CHO CÂY KHOAI MÌ (SẮN)

  1. Đặc điểm nông học: Khoai mì (sắn) là cây lấy củ đang ngày càng quan trọng cho ngành công nghiệp thực phẩm và nhiên liệu sinh học. Nhu cầu khoai mì đang ngày càng tăng, lợi nhuận do khoai mì mang lại đang cao hơn so với lúa và nhiều cây trồng khác. Khoai mì chịu hạn tốt, không kén đất nên có thể trồng được ở cả các vùng trong cả nước. Các giống phổ biến ở nước ta hiện nay là: KM 60, KM 94, HL20, HL 23, HL 24.

Hình ảnh: minh họa

 

  1. Kỹ thuật trồng: Cần làm đất kỹ, cày sâu 30 cm, bừa 2 lượt, nhặt sách cỏ rác và tàn dư thực vật. Chọn hom giống từ các cây 8-10 tháng tuổi, khoẻ mạnh, không bị sâu bệnh. Mắt thân cây dày, đường kính từ 2-3 cm, hom có 6-7 mắt. Đặt hom nằm ngang hoặc xiên, sau đó lấp đất. Sau trồng 10-15 ngày, cần dặm những hom chết. Mật độ trồng thích hợp: 11.000-12.000 cây/ha (khoàng cách: 0,7m x 1 đến 1,1m).

 

  1. Bón phân cho khoai mì: Khoai mì cần cả các dưỡng chất đa lượng và trung vi lượng. Đạm là thành phần của protein, đạm có tác dụng thúc đẩy sự phát triển thân lá và tích lũy chất khô. Thiếu đạm, khoai mì kém phát triển, lá già chuyển vàng, năng suất thấp. Khoai mì có nhu cầu cao về đạm, nên cần bón lượng đạm khá cao. Với các giống cao sản lượng đạm phải sử dụng cao hơn so với các giống địa phương. Lân là thành phần cấu tạo các chất cao phân tử, tham gia vào qúa trình tạo thành tinh bột, là yếu tố tăng năng suất. Lân kích hoạt sự phát triển của bộ rễ, các đỉnh sinh trưởng và tham gia trong quá trình tạo củ. Khoai mì có thể hút lân trong đất ở nồng độ rất thấp nên nhu cầu lân không cao bằng đạm và kali. Để tăng khả năng sử dụng lân có sẵn trong đất, cần tăng cường bón phân vi sinh. Nếu Thiếu lân cây còi cọc, ít củ, hàm lượng tinh bột thấp. Kali là nguyên tố đa lượng quan trọng nhất đối với khoai mì, có tác dụng vận chuyển các chất tổng hợp được từ thân lá về rễ củ. Thiếu kali cây lá gìa vàng từ mép lá sau lan rộng ra cả lá, chóp lá khô dần, củ ngắn, nhỏ, năng suất thấp. Lưu huỳnh, magiê, canxi và các vi lượng như kẽm, sắt, đồng, boron… đều rất cần thiết cho cây khoai mi. Khi thiếu các trung vi lượng này, cây còi cọc, khả năng vươn cao và phát đọt kém, ít củ, củ nhỏ, năng suất thấp đồng thời cây dễ bị sâu bệnh.

Hình ảnh: minh họa

 

Để khoai mì có năng suất cao, tinh bột nhiều cần bón phân cân đối theo qui trình sau: Bón lót 300-400 kg Rainbow/ha hoặc 100-200 kg phân bón hữu cơ khóang BG-01 giúp đất tơi xốp, kích hoạt khoai mì phát triển mạnh bộ rễ, cây nảy mầm khỏe, vươn cao nhanh. Rainbow còn giúp hệ vi sinh phát triển, làm tăng khả năng hấp thu phân bón, giảm thất thoát, đồng thời tăng tính kích kháng, kích hoạt nấm mycorrhyze cộng sinh với rễ của khoai mì phát triển mạnh, giúp tiết kiệm phân bón và giảm sâu bệnh. Bón thúc lần 1 sau khi cây nảy mầm (khoàng 15 ngày sau trồng) kết hợp với xới đất, với lượng 200-300kg NPK 16-16-8+TE nhằm thúc cây vươn cao nhanh, phân cành mạnh, sớm có củ. Bón thúc lần 2 khi cây bắt đầu đâm tia củ (khoảng 45-60 ngày sau trồng) với lượng 200-300kg NPK 16-8-16 SM sẽ giúp tia củ đâm mạnh, khoai mì nhiều củ, củ to, nhiều tinh bột, đồng thời giảm sâu bệnh và có hom giống tốt. NPK 16-8-16 SM có đầy đủ các thành phần đa, trung, vi lượng, với tỷ lệ thích hợp nhất cho khoai mì.

 

  1. Chăm sóc và thu hoạch:Phòng trừ côn trùng gây hại mầm non bằng Diaphos 10G hoặc Sagent 6G trước khi đặt hom. Xới xáo phá váng đất kết hợp diệt cỏ và bón phân thúc cho khoai mì. Thu hoạch đúng thời kỳ, nếu quá sớm, ít tinh bột và đường; nếu quá muộn, sẽ tiêu hao chất khô trong củ, giảm năng suất.

 

Rainbow NPK 16-8-16 SM thích hợp với tất cả các giống khoai mì và phù hợp với tất cả các loại đất trồng. Các kết quả khảo nghiệm và ứng dụng trong thực tế đã chứng tỏ Rainbow và NPK 16-8-16 SM làm tăng cao năng suất và tinh bột khoai mì. Rainbow và NPK 16-8-16 SM đã được nông dân tin dùng và hiện đang có mặt tại các đại lý trên toàn quốc.

Để lại bình luận





Hotline : 0911 80 60 39