Trụ sở chính: 35 đường số 3, Phường Tân Hưng, Quận 7, TP.Hồ Chí Minh

QUY TRÌNH BÓN PHÂN NGỰA VÀNG CHO CÂY THANH LONG

QUY TRÌNH BÓN PHÂN NGỰA VÀNG CHO CÂY THANH LONG

  1. Đặc điểm nông học:

Cây thanh long thuộc họ xương rồng, nguồn gốc ở vùng nhiệt đới trung Mỹ, mọc nhiều nhất ở Nicaragoa. Cây leo, bò trên choái (trụ), có rễ khí sinh, bám vào cây to hoặc trên bờ tường, hoa giống hoa quỳnh. Quả to hình trái xoan, nặng bình quân 200-300 gram, có quả to, nặng tới 500-700 gram, vỏ màu tím đỏ. Thịt quả trắng, đỏ hoặc vàng, có nhiều hạt đen li ti như vừng đen, ăn được cả thịt quả và hạt. Quả thanh long có vị ngọt, mát, mềm, hơi chua, có chất bổ máu, có giá trị xuất khẩu, năng xuất bình quân 10 tấn qủa/ha/vụ. Cây thanh long đựơc trồng bằng hom giống, tức thân của cây thanh long mẹ, cây thanh long mẹ phải sạch bệnh, mắt thanh long to, khoẻ.

Thanh long dễ sống, dễ trồng, mọc được trên nhiều loại đất khác nhau như đất xám bạc màu (Bình Thuận), đất phèn và phù sa (ĐBSCL), đất đỏ (Long Khánh, Đồng Nai)….

Hình ảnh: minh họa

 

 

  1. Kỹ thuật trồng:

a.Thời vụ:

Tùy theo từng địa phương, có thể trồng vào đầu hoặc cuối mùa mưa. Tuy nhiên, cây thanh long có nguồn gốc nhiệt đới nên chịu hạn giỏi, nhưng không chịu được giá lạnh, vì thế cần ủ ấm cho cây vào mùa đông.

  1. Chuẩn bị đất trồng:

Việc chuẩn bị đất trồng rất quan trọng cho cây phát triển từ giai đoạn đầu. Cây thanh long có thể trồng trên đất xấu, khô cằn, đất cát mặn, trồng trên vườn đồi, vườn ruộng không ngập nước, nơi có nguồn nước tưới. Thanh long  phát triển tốt nhất trên vùng đất cát hay đất thịt pha cát có tầng đất canh tác dày (từ 1,5 – 2m), thoát nước tốt, không có bão và hệ thống đê bao chống lũ. Thanh long có khả năng thích ứng với các đất có độ chua (pH) rất khác nhau, nhưng do xuất xứ từ vùng khô hạn nên pH gần trung tính (trên dưới 6) sẽ thích hợp hơn cho cây phát triển.

  1. Kỹ thuật trồng:

Ở nước ta giống thanh long ruột trắng được trồng khá phổ biến hơn thanh long ruột đỏ và ruột vàng. Mỗi giống thanh long có đặc tính sinh trưởng và năng suất cũng khác nhau nên nhu cầu phân bón cũng khác nhau. Tuy nhiên, nhu cầu các chất dinh dưỡng có tỷ lệ tương đối giống nhau giữa các giống trong từng thời kỳ sinh trưởng

Mật độ trồng: khoảng cách giữa các trụ cây thanh long với nhau là 3 x 3 x 3.5m. Hố đào sâu 20-40 cm, rộng 20-30 cm, trồng 4-5 hom giống thanh long/trụ, độ dài hom giống 60-80cm. Cây làm trụ cao 1-2 m, đường kính 15 cm, trụ có thể bằng xi măng hoặc bằng gỗ, trên đầu trụ cần phải làm giàn chữ thập cho cây bò. Sau khi trồng, cần ủ rơm rạ, rác mục và tưới nứơc xung quanh gốc.

Cây thanh long ưa nóng và ẩm, sợ ngập úng, cây mới trồng nên tứơi nước 3-4 ngày/1 lần vào trụ hố khỏang 10-15lít nứơc/trụ. Mùa khô từ năm thứ 2 trở đi 07 ngày tứơi một lần, số lượng nứơc tưới cần tứơi gấp đôi, 30-40lít/trụ.

Hình ảnh: minh họa

 

  1. Bón phân cho cây thanh long:

Việc bón bổ sung phân bón hữu cơ trong quy trình canh tác bền vững là điều nông dân cần thực hiện trước khi trồng mới và định kỳ sau mỗi lần thu hoạch. Phân bón hữu cơ sẽ tạo điều kiện thuận lợi tốt nhất cho bộ rễ phát triển, hút nước, hút dinh dưỡng. Ngoài ra, phân bón hữu cơ sẽ làm tăng hiệu quả của phân bón vô cơ, cân bằng pH, hạn chế mất phân do bay hơi, rửa trôi hoặc bị đất cố định.

Trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển, cây thanh long có nhu cầu dinh dưỡng như sau:

Đa lượng: Kali nhiều nhất, sau đó tới đạm và cuối cùng là lân

Trung lượng: Canxi, Magie, Lưu huỳnh, Silic

Vi lượng: Đồng, sắt, kẽm, mangan, molipden,…

Vì vậy, các loại phân bón NPK 1 hạt có bổ sung TE là sự lựa chọn tối ưu và cho hiệu quả vượt trội so với phân bón 3 màu và phân đơn.

Nhằm giúp các nhà vườn thuận lợi trong quá trình canh tác bền vững, Công ty CP Sinh Học Thế Kỷ đã nghiên cứu và đưa ra bộ sản phẩm phân bón tốt nhất cho cây thanh long. Chúng tôi xin giới thiệu Quy trình sử dụng phân bón Ngựa Vàng cho cây thanh long như sau:

  1. Bón lót: 2-3 kg phân hữu cơ Rainbow/trụ trước khi trồng.
  2. Thời kỳ kiến thiết cơ bản:

Cây từ khi trồng đến năm thứ 2, thanh long cần được cung cấp đủ chất dinh dưỡng để phát triển và tập trung cho quá trình ra cành tạo tán. Do đó, trong giai đoạn này cần chăm bón kích thích phát triển thân lá thật tốt. Bón 1-2 kg kg/trụ hữu cơ Rainbow 3 tháng/lần, kết hợp với NPK Ngựa Vàng 20-20-15+TE dạng một hạt với lượng bón 100-200gram/trụ, định kỳ 01 tháng/lần.

  1. Thời kỳ kinh doanh:
  • Trước khi ra hoa: phân bón Ngựa Vàng chuyên dùng cho cây ăn trái 15-15-15, lượng bón 0,4 – 0,5kg/ cây, nhằm tăng tỷ lệ ra hoa, tăng khả năng đậu trái cho cây.
  • Thời kỳ nuôi trái: phân bón Nuôi trái 17-7-19 SM, lượng bón: 0,5 – 1,0kg/cây giúp lớn trái, chống rụng trái non, tăng hàm lựơng đường, thanh long ngọt, màu sắc bóng, đẹp hơn.
  • Sau khi thu hoạch: kết hợp giữa hữu cơ Rainbow 3-4 kg/trụ và Ngựa Vàng 20-20-15+TE dạng một hạt với lượng bón 0,5 – 1,0kg/cây, nhằm duy trì độ phì nhiêu của đất, tăng cường ra rễ mới, tăng ra cành mới, phục hồi cây nhanh sau khi thu họach. Cần kết hợp với việc tỉa bớt cành già, cành xếp chồng lên nhau và cành sâu bệnh.

 

  • Cách bón phân: Khi bón phân nên sẻ rãnh xung quanh, cách gốc từ 50-60cm, sâu 25cm, bón phân sau đó lấp đất vào gốc, tránh không làm đứt nhiều rễ. Sau khi bón phân nên tưới nước cho phân thấm đều vào đất, cây dễ dàng hấp thu. Cần kết hợp với làm cỏ, dùng rơm rạ mục phủ vào gốc để giữ ẩm cho cây.

 

Kỹ sư: Nguyễn Quang Đại – Công ty CP Sinh học Thế Kỷ.

 

Để lại bình luận





Hotline : 0911 80 60 39