Trụ sở chính: 35 đường số 3, Phường Tân Hưng, Quận 7, TP.Hồ Chí Minh

SỬ DỤNG PHÂN BÓN NGỰA VÀNG CHO CÂY ĂN QUẢ TẠI ĐBSCL

SỬ DỤNG PHÂN BÓN NGỰA VÀNG CHO CÂY ĂN QUẢ TẠI ĐBSCL

Võ Hữu Thoại – Viện Cây ăn quả miền Nam

Hoàng Quốc Việt – Công ty CP Sinh học Thế Kỷ

Phân bón là những dưỡng chất cần thiết cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng nói chung và cây ăn quả nói riêng, phân bón ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất, chất lượng và tuổi thọ của cây. Thông qua phân bón sẽ làm tăng năng suất và phẩm chất cây trồng, đồng thời thông qua nó sẽ cung cấp lại cho đất một số dưỡng chất đã bị lấy đi trong quá trình sinh trưởng và sinh sản của cây, cũng như tăng độ phì nhiêu của đất.

Tuy nhiên phân bón cũng là đầu vào trong quá trình sản xuất nông nghiệp và có khả năng là nguồn ô nhiễm về mặt hóa học, sinh học cho sản phẩm và môi trường. Việc sử dụng phân bón không đúng cách trong nhiều thập niên qua đã đưa lại một hậu quả không lường: đất đai ngày càng bị chai cứng, mất khả năng sản xuất, dẫn đến hoang hoá, sâu bệnh ngày càng phát triển và khó phòng ngừa.

Chính vì vậy, việc sử dụng phân bón cho cây ăn quả đúng cách sẽ nâng cao năng suất, đảm bảo chất lượng quả, đồng thời tăng độ phí nhiêu của đất, bảo vệ môi trường.

I.DINH DƯỠNG ĐỐI VỚI CÂY ĂN QUẢ

            Để tăng trưởng và phát triển, cây trồng cần C, H, O từ không khí và nước, và 14 chất dinh dưỡng mà cây lấy từ đất, 14 chất dinh dưỡng đó là:

             Bảng 1: Danh sách 14 chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng  

        Tên nguyên tố             Ký hiệu hoá học               Dạng cây trồng hấp thu

  1. Nitrogen N                                        NO3, NH+4
  2. Phosphorus P                                      H2PO4, HPO4
  3. Potassium K                                               K+
  4. Sulphur S                                                SO42-
  5. Calcium Ca                                               Ca2+
  6. Magnesium Mg                                              Mg2+
  7. Iron Fe                                               Fe2O3
  8. Boron              B                                     B4O7 2-  ,HBO32-, BO33-
  9. Manganese Mn                                              Mn2+
  10. Copper Cu                                               Cu 2+
  11. Molybdenum Mo                                              MoO42-
  12. Chlorine Cl                                                Cl
  13. Zinc Zn                                               Zn2+
  14. Silic Si                                                SiO2

Nếu sự cung cấp bất kỳ nguyên tố nào trong 14 nguyên tố trên không đủ sẽ ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất cây trồng. Tuy nhiên trong tự nhiên không phải bất cứ loại đất nào cũng đáp ứng được đầy đủ các nguyên tố dinh dưỡng mà cây trồng cần.

Những đặc tính (lý và hóa tính) của đất sẽ quyết định sự tồn tại của các loại dinh dưỡng khác trong đất cũng như khả năng hấp thụ dinh dưỡng của bộ rễ. Trong thực tế sản suất nông nghiệp, cây trồng vẫn thường bị thiếu dinh dưỡng do: Dinh dưỡng trong đất ở dạng khó tiêu hoặc quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng không đáp ứng kịp thời những đòi hỏi của cây trồng.

Dinh dưỡng tồn tại trong đất tùy thuộc vào độ chua của đất (độ pH), tùy thuộc loại đất (đất sét, đất thịt, cát pha,…), tùy thuộc vào lượng chất hữu cơ trong đất. Ví dụ đất có pH dưới 5.0, rễ cây sẽ bị ngộ độc bởi nhôm (Aluminum) hay Mangan (Manganese) và còn gây ra hiện tượng thiếu những loại dinh dưỡng dễ dàng liên kết với đất như Canxi (Calcium), Manhê (Magnesium), lân (Phosphorus) và cả Molybden (Molybdenum). Nếu đất có pH trên 7.5 sẽ gây ra hiện tượng thiếu những nguyên tố dinh dưỡng vi lượng như sắt (iron), mangan (maganese), đồng (copper) và kẽm (zinc).

Vì vậy, phân bón có vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp là cung cấp đầy đủ các nguyên tố dinh dưỡng mà cây trồng để tăng năng suất, ổn định chất lượng và gia tăng độ phì nhiêu của đất. Không có cách nào hiệu lực hơn để nâng cao năng suất bằng cách dùng phân bón.

III. VAI TRÒ CỦA MỘT SỐ NGUYÊN TỐ DINH DƯỠNG ĐỐI VỚI CÂY ĂN QUẢ

Mỗi nguyên tố dinh dưỡng có vai trò cần thiết đối với đời sống của thực vật, các nguyên tố này trực tiếp tham gia trong dinh dưỡng cây trồng như các thành phần của các chất biến dưỡng cần thiết hoặc cho sự hoạt động của hệ thống enzyme trong cây. Ví dụ như Mg có trong thành phần diệp lục tố giữ vai trò quang hợp; K tham gia đóng mở khí khổng, bão hòa áp suất thẩm thấu của màng tế bào. Nếu thiếu một trong các nguyên tố này nhất định sẽ ảnh hưởng sinh trưởng và phát triển của cây trồng.

 Thiếu nguyên tố đa lượng và trung lượng: 

– Đạm (N): Thiếu đạm thì lá màu xanh vàng nhạt, đến vàng, thiếu nặng cành non chết khô, chồi ngắn,

– Lân (P): Thiếu lân thường hình thành sắc tố anthoxyanin làm lá có màu hơi tím hồng (bã trầu) những lá phía dưới chuyển màu trước (già). Ví dụ trên lá cây ổi.

– Kali (K): Thiếu kali thì khả năng chống chịu của cây kém. Trên một loại cây trồng thì thiếu kali gây hiện tượng cháy ở chóp lá.

– Canxi (Ca): Do canxi ít di động trong cây nên biểu hiện thiếu trên lá non, lá bị biến dạng và có những đốm mất màu diệp lục và dọc bìa lá có những đốm nâu.

– Magnê (Mg): Magnê di động trong cây, khi thiếu Mg từ lá già chuyển đến lá non, lá già vàng giữa các gân lá. Ví dụ cây có múi thiếu Mg thì màu vàng xuất hiện về phía đỉnh, cùng với vùng tam giác, chữ V ngược, vẫn còn màu xanh ở khu vực phía dưới phiến lá.

Thiếu nguyên tố vi lượng:  

– Kẽm (Zn): Thiếu kẽm phiến lá vàng còn gân lá màu xanh

– Sắt (Fe): Khi thiếu sắt thì lá nhỏ, chồi non vàng màu trắng bạc

– Mangan (Mn): Thiếu Mangan thì lá vàng từ cuống đến chóp lá

– Đồng (Cu): Thiếu đồng vỏ trái có đốm nâu, trái nứt đít.

Tóm lại, do các nguyên tố vi lượng thường ít di động trong cây nên khi thiếu thì thường thể hiện trên lá non. Khắc phục bằng cách phun phân bón lá có chứa vi lượng lên tán lá.

  1. CÁC LOẠI PHÂN BÓN CHO CÂY ĂN QUẢ
  2. Phân bón qua lá

Phân bón lá thường là loại phân bón mà trong thành phần là các nguyên tố đa, trung và vi lượng (có thể bổ sung thêm một số dưỡng chất khác) nhưng với nồng độ thấp. Qua các triệu chứng thiếu dinh dưỡng trên cây trồng được nhìn thấy thì bón phân qua lá là một giải pháp nhanh chóng khắc phục các triệu chứng thiếu dinh dưỡng.

Ngoài ra phân bón lá cũng là lượng dinh dưỡng bổ sung kịp thời nhằm hạn chế rụng quả non. Phân bón còn được xịt vào thời gian quả phát triển nhanh để cung cấp đầy đủ và kịp thời chất dinh dưỡng cho quả.

  1. Phân hữu cơ

Phân hữu cơ là tên gọi chung cho các loại phân bón mà trong đó thành phần cơ bản là chất hữu cơ (C), đặc điểm cuả chất hữu cơ là có chứa các bon (C). Phân hữu cơ là nền tảng của sự sống thực vật mà nền sản xuất nông nghiệp vô cơ đã xem nhẹ bỏ qua trong thời gian vừa qua. Sự mất cân bằng giũa hữu cơ và vô cơ trong sản xuất nông nghiệp đã dẫn đến hiện tượng thoái hóa đất, cây mất sức khỏe, khả năng chống chịu sâu bệnh hại của cây trồng suy giảm.

Các loại phân hữu cơ thường là một hỗn hợp phức tạp của nhiều loại nguyên liệu hữu cơ, do gia súc, gia cầm thải ra, hoặc do con người tập hợp nhiều loại nguyên liệu thực vật, động vật khác nhau để ủ tự nhiên hay xử lý dạng công nghiệp để tạo thành phân bón.

Ngoài vai trò cung cấp chất dinh dưỡng, phân hữu cơ còn cung cấp chất hữu cơ cho đất, điều này làm cải thiện cấu trúc của đất. Cây trồng nói chung không hấp thu được phân hữu cơ ngay, hầu hết phải có thời gian để phân hủy bởi các vi sinh vật có mặt trong đất (quá trình khoáng hoá) .

Liều lượng bón khoảng 15-30 kg/năm/cây trưởng thành đã được nhiều nước khuyến cáo. Phân hữu cơ 15-30 kg/cây bón kết hợp với phân vô cơ cho kết quả tăng năng suất và và phẩm chất quả.

  • Phân hữu cơ đươc xử lý công nghiệp: Hầu hết dạng phân này có nguồn gốc từ phân của gia súc, gia cầm hoặc phối hợp với nhiều loại nguyên liệu khác như than bùn, xác bả thực vật, với ưu điểm:

– Phân bón hữu cơ xử lý dạng công nghiệp có hàm lượng dinh dưỡng cao và ổn dịnh hơn so với phân bón do chúng ta tự làm.

– Các dạng phân được xử lý qua quá trình lên men đặc biệt bằng cách sử dụng nhiều loại vi sinh vật có những tính năng chuyên biệt như: vi sinh vật phân giải chất hữu cơ, vi sinh vật chuyển hoá lân, vi sinh vật cố định đạm..), đồng thời các kim loại nặng (chì, thủy ngân…) cũng được loại bỏ.

Nhược điểm là giá thành còn cao so với phân hữu cơ tự ủ.

  • Phân hữu cơ tự ủ: Một hỗn hợp phức tạp của nhiều loại nguyên liệu hữu cơ, do gia súc, gia cầm thải ra, hoặc do tập họp nhiều loại nguyên liệu thực vật, động vật khác nhau để tự ủ tạo thành phân hữu cơ. Ưu điểm của dạng phân này dễ tìm kiếm, dễ làm, giá thành thấp.

Nhược điểm:

– Tốn công nhiều công lao động (phân xanh), thời gian ủ lâu, đạm dễ mất do bay hơi (NH4 +) nếu được xử lý đúng phương pháp.

– Hàm lượng dinh dưỡng trong phân cao (phân gà) vì vậy khi phân chưa hoai mục mà đem bón có thể gây hại cho bộ rễ tơ của cây trồng.

– Một số độc tố, mầm bệnh có thể lưu tồn trong phân bón nếu không được ủ kỹ và đúng phương pháp.

– Hàm lượng dinh dưỡng trong phân biến động tuỳ thuộc vào nguồn nguyên liệu đầu vào, loại thức ăn của gia súc.

  1. Phân vô cơ

Phân bón vô cơ còn được gọi là phân khoáng, thường có 2 loại:

– Phân khoáng đơn: Là những loại phân khoáng chỉ có chứa một trong các nguyên tố dinh dưỡng như: đạm, lân, kali.

– Phân khoáng hỗn hợp là những loại phân bón có chứa từ 2 nguyên tố dinh dưỡng trở lên. Tỷ lệ hàm lượng dinh dưỡng trong các lọai phân khoáng hỗn hợp cũng biến động và khác nhau tùy theo nhu cầu dinh dưỡng từng loại cây, các giai đoạn sinh trưởng của cây, tình trạng dinh dưỡng trong đất và tùy theo nhà sản xuất.

Để nâng cao chất lượng và hiệu lực phân hỗn hợp, ngoài các nguyên tố đa lượng NPK trong thành phần phân bón còn có các nguyên tố trung lượng (Mg, Ca, S) và nguyên tố vi lượng (Cu, Zn, B, Mn…) nên thường gọi là TE (Trace Element) trên cơ sở đặc thù của từng loại cây và tính chất đất ở mỗi vùng sinh thái khác nhau.

Hiện nay, trên thị trường đã các loại phân bón chuyên dùng cho cây ăn quả theo từng giai đoạn như: phân bón Năm Sao, Phân bón Việt Nhật, phân bón Con Cò,… rất thuận lợi cho nông dân trồng cây ăn quả.

Lợi ích của sử dụng phân bón chuyên dùng cho cây ăn quả

– Dễ dàng đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây như: quá trình sinh trưởng, phát triển, ra hoa, đậu quả, do ở mỗi giai đoạn nhu cầu  tỷ lệ dinh dưỡng NPK khác nhau.Vì vậy, nếu sử dụng phân đơn thì khó đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cây để cây phát triển cho năng suất cao, ổn định và chất lượng tốt.

– Hạn chế được hiện trạng bón phân đơn độc một loại phân hoặc bón với liều lượng cao gây mất cân đối dinh dưỡng trong đất dẫn đến giảm năng suất và chất lượng quả, gây ô nhiễm môi trường.

– Giảm bớt sự rửa trôi và bốc hơi do phân được pha trộn thích hợp nên tan từ từ cung cấp cho cây trồng sử dụng ngay.

– Thuận lợi trong tồn trữ, giảm chi phí vận chuyển, tiết kiệm công bón và thao tác bón phân đơn giản và nhanh gọn.

  1. PHÂN BÓN NGỰA VÀNG CHO CÂY ĂN QUẢ

Phân bón có vai trò quyết định đến năng suất và phẩm chất quả của cây trồng, để thực hiện tốt việc cung cấp dinh dưỡng cho cây ăn quả thì phải tuân thủ bón phân theo 4 đúng như sau:

  1. Đúng loại phân bón (thành phần phân bón và tỷ lệ phân bón trong phân)
  2. Đúng giai đoạn sinh trưởng của cây (sau thu hoạch, trước ra hoa, đậu trái và trước thu hoạch)
  3. Đúng liều lượng phân bón (theo tuổi cây, giai đoạn sinh trưởng, tình trạng sinh trưởng…)
  4. Đúng cách bón phân (phân bón lá, phân vô cơ và hữu cơ)
  5. Bón phân cho giai đoạn kiến thiết cơ bản (cây còn tơ)

Đối với vườn trồng mới, sau khi đào hố, bón lót khoảng 2-3 kg phân bón hữu cơ sinh học Rainbow để cải thiện độ phì nhiêu cho đất, cung cấp dưỡng chất cho cây và hạn chế sự phát triển của dịch hại.

Thời kỳ kiến thiết cơ bản (cây 1-3 năm tuổi), phân bón được chia làm 6 -12 đợt /năm để bón cho cây. Trong 6 tháng đầu sau khi trồng có thể dùng phân NPK pha nước tưới gốc/mô (khoảng 2 tháng/lần), chú ý cần tưới nước xả để tránh phân bón làm cháy lá. Lượng phân bón khoảng 20g phân NPK 20-20-15 + TE pha với 10-15 lít nước tưới ướt đều trên mô cho 1 cây. Lượng phân này tăng dần đến 40g/cây cho mỗi 2 tháng ở năm thứ 2, đến năm thứ 3 thì chuyển sang bón cho mô trồng cứ mỗi 2 tháng bón 200g – 250g/cây. Kết hợp với bón phân hữu cơ vi sinh từ 2-3kg/cây/năm vào trước mùa mưa.

  1. Bón phân thời kỳ kinh doanh

Có thể sử dụng phân đơn như: Urêa, Super lân, kali để bón cho cây ăn quả. Tuy nhiên, việc tự pha trộn tỷ lệ NPK như khuyến cáo rất khó áp dụng đối với bà con nông dân và dinh dưỡng dễ bị rửa trôi so với bón phân NPK. Để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây ăn quả, chúng tôi khuyến cáo bà con nông dân nên bón phân chuyên dùng cho cây ăn quả. Các giai đoạn bón phân như sau:

Giai đoạn sau thu hoạch

Việc bón phân giai đoạn sau thu hoạch rất quan trọng nhằm giúp cây phục hồi sinh dưỡng sau một thời gian dài cây mang trái (4-9 tháng tùy theo cây ăn quả), đồng thời phát triển bộ rễ mới chuẩn bị nuôi cho đợt trái tiếp theo. Các loại phân bón được khuyến cáo bón cho giai đoạn này là phân đạm và lân, có thể sử dụng các loại phân NPK có chứa nhiều đạm và lân như: NPK 20-20-15 + TE  hoặc NPK 16-16-8 +TE

Liều lượng bón cho mỗi cây tuỳ thuộc vào tuổi cây, tình trạng sinh trưởng của cây, năng suất thu hoạch ở vụ trước và độ màu mỡ của đất mà chúng ta quyết định liều lượng cho phù hợp. Tuy nhiên có thể bón 1-2kg phân NPK cho cây 4-6 năm tuổi.

Việc bón phân hữu cơ trong giai đoạn này là cần thiết, có thể sử dụng phân hữu cơ sinh học Rainbow. Liều lượng phân hữu cơ 3-5kg/cây/năm.

Đối với những vùng đất có pH thấp thì vôi cũng được khuyến cáo bón trong giai đoạn này. Việc bón phân hữu cơ trước và phân vô cơ sau cũng được khuyến cáo vì sẽ hạn chế lượng phân vô cơ bị mất do rửa trôi, trực di, hoặc bốc hơi (nhất là phân đạm).

Giai đoạn trước khi xử lý cây ra hoa

Cần bón phân có chứa hàm lượng lân và kali cao. Việc bón nhiều lân và kali vào thời điểm này sẽ hạn chế cây ra lá non đồng thời giúp bộ lá trên cây nhanh chóng thuần thục trước khi ra hoa. Liều lượng bón cho mỗi cây tuỳ thuộc tuổi cây, tình trạng sinh trưởng của cây, chế độ phân bón trước đó, độ màu mỡ của đất mà quyết định lượng phân gia giảm từ 0,5- 2kg NPK 15-15-15/cây.

Trong bộ phận của cây thì phấn hoa chứa nhiều kali nhất, vì vậy việc bón đầy đủ kali sẽ giúp cho qúa trình thụ phấn, thụ tinh đạt hiệu quả cao. Khi cây đã bắt đầu trổ hoa một phần lân đã duy chuyển vào hạt (phôi) mà hạt đóng vai trò quyết định kích thích trái cam phát triển.

Giai đoạn đậu trái và trái phát triển

Sau khi đậu trái, các loại phân bón có đầy đủ các chất dinh dưỡng được khuyến cáo nhằm đáp ứng kịp thời dinh dưỡng cho cây, việc bón phân NPK có bổ sung các nguyên tố vi lượng (TE) trong giai đoạn này rất cần thiết nhằm giúp đạt tỷ lệ đậu quả cao, hạn chế rụng quả non, giúp quả phát triển tốt hơn.

Giai đoạn quả phát triển nhanh thì các loại phân bón chứa hàm lượng đạm và kali cao được khuyến cáo sử dụng cho thời điểm này như: NPK 15-15-15 +TE.

Giai đoạn này nên chia phân bón làm 3-5 lần bón nhằm tránh hiện tượng rửa trôi của phân bón, đồng thời cung cấp dinh dưỡng kịp thời giúp quả phát triển. Liều lượng bón cho mỗi cây tùy thuộc giống, tuổi cây, số lượng trái/cây mà lượng phân gia giảm từ 1-3kg/cây.

Việc bón phân nhiều lần/cây trong giai đoạn đậu trái và trái phát triển chỉ thích hợp cho vùng ĐBSCL vì diện tích trồng của mỗi hộ gia đình có qui mô nhỏ (0,3-1 ha). Hằng năm nên bón bổ sung thêm phân Canxi để hạn chế nứt trái, cải thiện phẩm chất và thời gian tồn trữ sau thu hoạch của quả.

Phân bón lá có thể phun 2-4 lần/vụ quả ở giai đoạn sau khi quả đậu và giai đoạn quả bắt đầu phát triển nhanh để cung cấp đầy đủ và kịp thời chất dinh dưỡng cho quả. Tuy nhiên việc lạm dụng (sử dụng nhiều lần) phân bón lá sẽ tạo điều kiện cho nấm mốc, địa y phát triển trên mạnh trên thân, cành, đồng thời làm giảm chất lượng  như quả mọng nước, vị lạt, màu quả và thịt không đẹp, mau hư hỏng sau thu hoạch.

Hai tháng trước thu hoạch

Thời điểm này phân kali như: K2SO4, KCl được khuyến cáo sử dụng bổ sung khi cần thiết để gia tăng chất lượng quả (hương vị và màu sắc).

  1. Liều lượng phân bón

Trong thực tế, liều lượng và công thức phân bón tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: loại đất, thành phần dinh dưỡng trong đất, giống cây, tuổi cây, mật độ, năng suất,… Cho đến nay, chưa có kết quả nghiên cứu hoàn chỉnh về công thức phân bón cho cây ăn quả. Để làm cơ sở cho việc xác định liều lượng phân bón cho cây ăn quả, hiện nay trên thế giới người ta áp dụng nhiều phương pháp:

– Dựa vào kết quả phân tích lá: Tốn kém chi phí phân tích lá, khó áp dụng trong thực tế nên không khả thi khi áp dụng phương pháp này.

– Dựa vào tuổi cây: Phụ thuộc vào sinh trưởng và kỹ thuật chăm sóc của người

trồng, nên cây 6 năm có chăm sóc và cây 6 năm không chăm sóc sẽ sinh trưởng và phát triển khác nhau, không thể dựa vào tuổi cây để khuyến cáo bón phân được.

– Dựa vào năng suất thu hoạch của vụ trước: Được áp dụng ở Nhật Bản, Đài Loan.

  1. Cách bón phân

– Vùng ĐBSCL: Cuốc rãnh xung quanh gốc theo hình chiếu của tán cây, rãnh sâu 5- 10cm, rộng 20-30 cm cho phân vào, lấp đất và tưới nước. Khi cây giao tán không cần đào rãnh mà có thể dùng cuốc súp nhẹ lớp đất chung quanh tán cây, bón phân và lấp đất lại, tưới nước.

– Miền Đông, Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên: Dựa theo hình chiếu tán cây đào những hố xung quanh gốc, sâu 20-30cm, rộng 20-30 cm, cho phân vào lấp đất lại và tưới nước hoặc áp dụng bón rãnh như vùng ĐBSCL.

  1. Hiện tượng quả bị sượng hoặc khô nước

Nguyên nhân: Thiếu kẽm (Zn), đồng (Cu) hoặc ảnh hưởng cường độ ánh sáng cao điều này dễ làm quả bị nám nắng, ảnh hưởng đến phẩm chất và giá trị thương phẩm của quả, thường thấy ở quả cam, quýt.

– Bón mất cân đối giữa NPK (bón đạm hoặc lân nhiều)

– Neo trái, thiếu nước.

Biện pháp khắc phục:

– Sử dụng phân hữu cơ, đồng thời dùng các loại phân bón lá có các chất NPK và vi lượng hợp lý, phun khi cây mới đậu quả và khi quả đang lớn.

– Trồng cây che nắng hướng Đông.

– Bón cân đối giữa NPK

  1. Hiện tượng quả bị nứt đít:

Nguyên nhân: Hiện tượng gây nứt quả trên một số cây trồng có liên quan đến các nguyên nhân sau đây:

– Thiếu một trong các nguyên tố sau đây: canxi (Ca), đồng (Cu), bor (B) cũng gây nứt quả, trong đó thiếu hụt canxi trong cây là nguyên nhân chính gây hiện tượng nứt quả trên chôm chôm, xoài, cam quýt, cà chua.

– Bón phân mất cân đối giữa NPK, nhất là lạm dụng nhiều phân đạm cũng gây hiện tượng nứt quả.

– Tưới nước không đầy đủ cho cây khi gặp mưa nhiều cũng gây nứt quả.

–  Vét bùn mương cung cấp nhiều dinh dưỡng cho cây cũng gây hiện tượng nứt quả.

– Sâu bệnh hại tấn công trong giai đoạn quả non (bệnh loét, bệnh ghẻ, bệnh phấn trắng, bọ xít đục…) khi quả phát triển mạnh, cũng xảy ra nứt quả ngay vết sâu bệnh đã tấn công trên vỏ quả trước đó.

Khắc phục:

– Bón vôi, hoặc phun canxi vào thời điểm giai đoạn đậu quả và trước khi quả phát triển nhanh. Việc sử dụng phân kali bón gốc liều lượng 200-500g/cây cũng hạn chế hiện tượng nứt quả.

  1. Bón phân vào mùa mưa

Trong mùa mưa cũng không nên bón phân đạm cho cây trồng trong mùa này vì bản thân nước mưa đã có đạm nên việc bón thêm đạm sẽ gây thừa, do đạm NH3 thải ra không khí từ quá trình phân giải chất hữu cơ và do các nhà máy thải ra và theo mưa rơi trở lại xuống đất.

Bên cạnh đó thì trong không khí có 78% khí N và 21% khí O2 tuy nhiên cây trồng thường không sử dụng được dạng N này (chỉ một loại vi sinh vật hút trực tiếp từ Nitơ từ khí trời hoặc cộng sinh với nốt sần của cây họ đậu có khả năng cố định được đạm từ khí quyển), khi mưa dông thì có sấm sét làm cho khí đạm và oxy tự do của khí quyển tổng hợp lại thành các thể đạm nitrat, nitrit …theo mưa rơi xuống đất. Trung bình hàng năm lượng đạm do nước mưa đem lại cho đất vào khoảng 10-84 kgN/ ha. Việc bón thêm đạm sẽ gây thừa, đồng thời phân đạm sẽ kích thích cây ra đọt non nên sẽ tốn chi phí phòng ngừa sâu bệnh hại. Nếu buộc phải bón phân cho cây trồng thì nên sử dụng dạng phân bón NPK và chia lượng phân ra nhiều lần bón để tránh thất thoát phân bón do mưa.

Phân hữu cơ cũng không nên bón cho vườn cây trong mùa mưa vì phân hữu cơ sẽ làm cho các vi sinh vật trong đất hoạt động mạnh, tiêu hao nhiều oxy và khi đất bị ngập úng trong tình trạng yếm khí thì rễ cây sẽ không đủ oxy để hô hấp.

Phân hữu cơ cũng được khuyến cáo bón trước ít nhất 1 tuần sau đó mới bón phân vô cơ để vi sinh vật tăng cường sự khoáng hóa chất hữu cơ và đồng thời phân hữu cơ sẽ đóng vai là chất giữ ẩm và dinh dưỡng khi bón phân vô cơ để cung cấp cho cây trồng được lâu dài.

QUY TRÌNH BÓN PHÂN NGỰA VÀNG CHO CÂY BƯỞI

  • Bón lót trước khi trồng: 2-3 kg Hữu cơ sinh học Rainbow/hố
  • Kiến thiết cơ bản: 2-3 kg Rainbow + 1-1,5 kg NPK 20-20-15+TE/cây
  • Kinh doanh:

Phân hữu cơ Rainbow: 3-5 kg/cây/năm

Sau khi thu hoạch: 1-2 kg NPK 20-20-15+TE/cây

Trước khi ra hoa: 1-1,5 kg NPK 15-15-15/cây

Nuôi trái: 2-3 kg NPK 15-15-15+TE/cây

Để lại bình luận





Hotline : 0911 80 60 39